Câu 1. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ người quản ngục trong nhà giam (truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân). Vì sao tác giả cho đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ?
Câu 2. Phân tích nhân vật A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Câu 3. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh :
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1
1. Nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có nguyên mẫu lịch sử từ cuộc đời Cao Bá Quát, một danh sĩ đời Nguyễn mà tài văn thơ và tính cách ngang tàng đã trở thành huyền thoại. Đặt trong hoàn cảnh đương thời, việc Nguyễn Tuân ca ngợi Huấn Cao có tài, có tâm, có khí phách chính là một ẩn dụ để nhà văn ca ngợi những người đang dũng cảm chiến đấu vì đất nước quên mình.
2. Huấn Cao có tài thư pháp, “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm... có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời”. Cái tài của ông luôn đi vói cái tâm và ông coi trọng trước hết là chữ Tâm (tâm hồn, đạo đức, nhân cách) ; ông biết chọn người để cho chữ, “trừ chỗ tri kỉ, ống ít chịu cho chữ”. Ông cũng là người có khí phách hiên ngang, bất khuất, trong nhà tù mà vẫn giữ được phong thái ung dung tự tại.
3. Cái tài, cái tâm và khí phách của Huấn Cao thể hiện tập trung trong cảnh cho chữ. Thường thì cảnh cho chữ diễn ra trong thư phòng hoặc vườn hoa... Nhưng ở đây cảnh tượng “chưa từng có” ấy đã diễn ra trong phòng giam tử tù, tuy vậy chỉ bằng vài nét, Nguyễn Tuân đã tạo ra một khung cảnh trang nghiêm, hợp với việc cho chữ : “Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú”. Không những thế, Nguyễn Tuân còn sử dụng thủ pháp tương phản : một bên là tấm lụa bạch “còn nguyên vẹn lần hồ”, nơi con người sẽ sáng tạo cái đẹp, nâng niu cái đẹp ; một bên là phòng giam chật hẹp, bẩn thỉu như hình ảnh của cái đen tối, xấu xa đặt trong sự tương phản như vậy, cái đẹp cũng nổi bật hơn. Tiếp đó là sự tương phản trong việc cho chữ : một bên là Huấn Cao - người tử tù, “cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ”; một bên là quản ngục và thơ lại, bây giờ kẻ thì “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh đấu ô chữ”, kẻ thì “run run bưng chậu mực” trong cảnh ấy, Huấn Cao hiện lên như một nghệ sĩ tài hoa, một thiên lương trong sáng và cao cả.
4. Không chỉ cho chữ, Huấn Cao còn khuyên bảo quản ngục: “ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi”. Như vậy, Huấn Cao không chấp nhận cái đẹp, cái tài lại chung sông lẫn lộn với cái xấu, cái ác ; ông cũng không chấp nhận một người vừa biết yêu cái đẹp lại vừa làm điều ác. Do đó, muốn thưởng thức, chăm lo cho cái đẹp thì phải giữ lấy cái tâm ở đời: “thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ, Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đen nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Đấy cũng là điều lạ lùng chưa từng có : kẻ tử tù lại như người làm chủ tình thế, người ban ơn, người khuyên dạy những điều hay lẽ phải ; còn kẻ coi tù lại như người chịu ơn và vô cùng xúc động trước những lời khuyên dạy ấy.
“Ngục quan cảm dộng, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào : “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”? Cử chỉ ấy không chỉ nâng cao nhân cách trong sáng của Huấn Cao, biến Huấn Cao thành một thần tượng, mà còn làm cho chính hình ảnh người quản ngục thêm đẹp đẽ hơn.
5. Trong cảnh cho chữ này, không còn bóng tối và sự chật hẹp của nhà giam, chỉ có ánh sáng và sự bao la của tâm hồn con người ; Huấn Cao không xuất hiện như một tử tù, chỉ có Huấn Cao như một người tư do, một nghệ sĩ tài hoa. Huấn Cao sẽ vào kinh lĩnh án chém nhưng những dòng chữ tài hoa mang thiên lương trong sáng sẽ trở thành bất tử.
Câu 2
1. Vợ chồng A Phủ là một trong ba truyện ngắn của tập Truyện Tây Bắc được Tô Hoài sáng tác năm 1953. Truyện kể về hai chặng đường đời của Mị và A Phủ : những ngày ở Hồng Ngài trong nhà thống lí Pá Tra và khi sang Phiềng Sa - nên vợ nên chồng, gặp gỡ cách mạng và trở thành du kích. Trong đó A Phủ là nhân vật gầy ấn tượng khá sâu sắc.
2. Tác giả cho A Phủ xuất hiện thật đột ngột trong một cảnh đánh nhau với A Sử, bị bắt trói, bị đánh đập tàn nhẫn ở nhà Pá Tra, rồi mới kể về lai lịch của nhân vật. Đó là một người nghèo khổ đã mất cả cha mẹ và các anh trong một trận dịch đậu mùa khủng khiếp, đã phải sống bơ vơ khi còn rất nhỏ và “người làng đói bụng bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng”. Không cam chịu cuộc sống khốn khổ, mới 10 tuổi đầu, A Phủ đã trốn đi và bước chân lưu lạc đã đưa A Phủ tới Hồng Ngài, ở đấy A Phủ dã tự khẳng định tính cách gan góc: một mình kiếm sống, học hỏi đủ các thứ nghề “biết đúc lưỡi cày lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. Khi lớn lên, A Phủ chẳng những hiền lành, chăm chỉ mà còn có sức khỏe hơn người nên mói có lời bàn tán của các cô gái : “Đứa nào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà...”. Tuy vậy, với tập tục khắc nghiệt của xã hội miên núi đương thời, A Phủ chẳng những bị khinh thường mà thực tế cũng chẳng bao giờ anh kiếm đủ tiền để làm nhà và cưới vợ.
3. Đau khổ hơn, A Phủ là đứa con của núi rừng tự do mà vẫn không sao thoát khỏi kiếp sống nô lệ. Sự việc xảy ra vào đêm hội mùa xuân, A Phủ dám đánh cả con quan, “chạy vụt ra, vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử... Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”. Hành động dữ dội đó của A Phủ có nguyên có sâu xa từ mối hận thù giai cấp. Sau đó, bi tay chân Pá Tra đánh đập rất dã man, A Phủ không hề khóc lóc, van xin, trái lại “A Phủ quỷ chịu đòn, chỉ im như cái tượng đá”. Cuối cùng, trong cảnh xử kiện quái gở khi kẻ phát đơn kiện cũng là kẻ ngồi ghế quan tòa, A Phủ đã bị Pá Tra buộc làm nô lệ suốt đời để trừ nợ. Đó là cái kiếp sống bị khinh rẻ, bị ngược đãi và phải gánh vác những việc nặng nhọc, nguy hiểm nhất “cày nương, cuốc nương và săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngưa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng...”.
4. Tính mạng của A Phủ sống hay chết cũng được quyết định bởi bàn tay tàn bạo của Pá Tra. Chỉ vì để hổ bắt một con bò, A Phủ đã bị Pá Tra trói đứng vào cọc “bằng dây mây quấn từ chân lên vai”, và nếu bọn A Sử không bắt được hổ mang về thì chắc chắn A Phủ sẽ phải chết, “chết đau, chết đói, chết rét” như Mị từng chứng kiến những cảnh tương tự. Tuy vậy, với tình yêu cuộc sống mãnh liệt, với bản tính gan góc, bất khuất sẵn có, A Phủ không cam chịu chết mà tìm mọi cách tự giải thoát : “Đến đêm, A Phủ cúi xuống, nhay dứt hai vòng mây, nhích dãn dây trói một bên tay” và với sự giúp đỡ của Mị, A Phủ đã được tự do. Hai người trốn khỏi Hồng Ngài, tới khu du kích Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu. A Phủ và Mị lần lượt trở thành du kích, tích cực tham gia vào cuộc chiến đấu để giải phóng hoàn toàn cuộc đời mình, giải phóng bản làng quê hương. Từ đấu tranh tự phát, A Phủ và Mị đã tiến dần đến cuộc đấu tranh tự giác.
Cùng với Mị, cuộc đời và tính cách của A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và phẩm chất của người dân vùng cao Tây Bắc. Từ trong bóng tối của cuộc đời đầy đau khổ, tủi nhục, họ đã vươn tới ánh sáng rực rỡ của nhân phẩm và tự do, ánh sáng của Cách mạng.
Câu 3
1. Sống là bài thơ tiêu biểu cho thơ tình yêu của Xuân Quỳnh. Bài thơ có âm hưởng dào dạt như nhịp những con sóng - thực ra việc diễn tả nhịp điệu bên ngoài (sóng) chỉ là để diễn tả nhịp điệu bên trang của tâm hồn (những cảm xúc, ước vọng trong tình yêu). Nói cách khác, bên cạnh hình tượng sóng, bài thơ còn có một hình tượng khác, luôn gắn liền với sóng là em ; sóng chính là sư hóa thân, là hình ảnh ẩn dụ của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu, người phụ nữ ấy soi vào sóng để thấy mình rõ hơn, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái tình cảm, những khao khát của lòng mình khi đang yêu.
2. Ngay từ những lời mở đầu, Xuân Quỳnh đã dùng hình tượng sóng để biểu hiện khát vọng tình yêu. Tình yêu cũng như sóng luôn là chuyện của muôn đời, là đề tài vĩnh cửu. Tình yêu luôn có người bạn đồng hành là nỗi nhổ, một nỗi nhớ vượt không gian và thời gian.
Quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh vừa có nét mới mẻ, hiện đại vừa có cội nguồn sâu xa từ tình cảm truyền thống của dân tộc.
3. Xuân Quỳnh đã kết thúc bài thơ với những cảm nhận rất tinh tế về sự trôi chảy không ngừng của thời gian, với ước vọng thật mãnh liệt về một tình yêu vĩnh cửu :
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao tan được ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Biển dù rộng tới đâu rồi cùng có bờ, có giới bạn và những đám mây không thể dừng lại mãi mãi trên biển mà chúng phải tiếp tục cuộc hành trình trên bầu trời để đi về cõi vô tận xa xăm. Cũng thế, cuộc đời con người tuy dài nhưng không phải là vĩnh viễn, dù con người không mong đợi nhưng năm tháng vẫn bình thản trôi qua đời người theo quy luật tất yếu, khắc nghiệt của thời gian. Không gian và thời gian là vô hạn.
Nếu khổ thơ trên là một so sánh thì khổ thơ sau là một ẩn dụ. Trong cái hữu hạn của đời mình, con người vẫn luôn khao khát, mong mỏi tình yêu cua mình là vô hạn, là bền vững muôn đời. Niềm khao khát ấy, Xuân Quỳnh lại gửi vào hình tượng sóng : những con sóng tan ra không phải để biến mất trên đại dương mà để hóa thân, để tồn tại vĩnh viễn trong vô tận những con sóng khác - cũng thế, con người sẽ ra đi nhưng tình yêu ở lại, một tình yêu vô tận, vĩnh hằng như sóng trên biển khơi. Thực ra không phải chỉ ở thời thiếu nữ nhiều sôi nổi, say mê mà cả về sau này, khi đã phải chịu đựng nhiều đau khổ, đã từng trải, cái khát vọng được còn lại mãi mãi tình vêu của mình vẫn là ước muốn tha thiết nhất trong trái tim giàu yêu thương của Xuân Quỳnh (Tự hát, Thơ tình cuối mùa thu, Thời gian trắng).
4. Nhờ hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất gợi cảm, sinh dộng những trạng thái cảm xúc, những khao khát, suy tư trong tình yêu, nhất là khẳng định được sự bất tủ của tình yêu chân chính- Có thể nói, đến Xuân Quỳnh với bài thơ Sóng, thơ ca cách mạng Việt Nam mới bắt đầu có một tiếng nói trực tiếp bày tỏ những cảm nghĩ rất sôi nổi, mạnh mẽ và củng rất tự nhiên, chân thành của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.