Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 tập 1, tuần 11

Thứ hai - 17/08/2020 10:09
Hướng dẫn giúp các em học sinh giải vở bài tập Tiếng Việt 4 tập 1, tuần 11. Gồm các phần:
- Tập đọc: Ông Trạng thả diều
- Chính tả
- Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ
- Kể chuyện: Bàn chân kì diệu
- Tập đọc: Có chí thì nên
- Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
- Luyện từ và câu: Tính từ
- Tập làm văn: Mở bài trong đoạn văn kể chuyện
Tập đọc
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
1. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
Trả lời:
Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy, có trí nhớ lạ thường, có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thời gian chơi diều.

2. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
Trả lời:
Ban ngày, Hiền phải đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú củng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ, còn đèn là vỏ trứng thả dom đóm vào trong.

3. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”?
Trả lời:
Vì Nguyễn Hiền dỗ Trạng nguyền khi mới 13 tuổi, khi ấy chú vẫn còn rất ham thích thả diều.

4. Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?
Trả lời:
a) Tuổi trẻ tài cao.
b) Có chí thì nên.
c) Công thành danh toại.
Cả ba câu đều có mặt đúng nhưng ở đây chúng ta xét trường hợp mang nghĩa đúng nhất, phù hợp nhất là câu b.

Chính tả
1. Nhớ - viết: 4 khổ đầu bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ.

2. a) Điền vào chỗ trống s hoặc x:
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối ....ang mùa hè
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ ...íu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu Chạm đầu lưỡi - chạm vào ức nóng.
Mạch đất ta dồi dào ....ức …ống
Nên nhành cây cũng thắp ….áng quê hương.
Trả lời:
Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trỏ lối sang mùa hè
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi - chạm vào sức nóng.
Mạch đất ta dồi dào sức sống
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương.

b) Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã?
Ông Trạng Nồi
Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đô trạng, nhà vua muốn ban thương, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đôi ngạc nhiên khi thấy ông chi xin một chiếc nồi nho đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuơ hàn vi, vì phai ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hoi mượn nồi cua nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bưa xong đê ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đô đạt.
Trả lời:
Ngày xưa có một học trò nghèo nổi tiếng khắp vùng là người hiếu học. Khi ông đỗ trạng, nhà vua muốn ban thưởng, cho phép ông tự chọn quà tặng. Ai nấy rất đỗi ngạc nhiên khi thấy ông chỉ xin một chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng. Thì ra, ông muốn mang chiếc nồi vàng ấy về tạ ơn người hàng xóm. Thuở hàn vi, vì phải ôn thi, không có thời gian kiếm gạo, ông thường hỏi mượn nồi của nhà hàng xóm lúc họ vừa dùng bữa xong để ăn vét cơm cháy suốt mấy tháng trời. Nhờ thế ông có thời gian học hành và đỗ đạt.

3. Viết lại các câu sau cho đúng chính tả:
a) Tốt gổ hơn tốt nước xơn.
b) Sấu người, đẹp nết.
c) Mùa hè cá xông, mù đông cá bễ.
d) Trăng mờ còn tõ hơn xao
Dẩu rằng núi lỡ còn cao hơn đồi.
Trả lời:
a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
b. Xấu người, đẹp nết.
c. Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
d. Trăng mờ còn tỏ hơn sao.
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.

Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
1. Các từ in đậm sau đây bố sung ý nghĩa cho những động từ nào? Chúng bố sung ý nghĩa gì?
- Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.
- Rặng đào đã trút hết lá.
Trả lời:
- Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.
Từ “sắp” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ “đến”. Nó báo hiệu cho biết thời gian rất gần.
- Rặng đào đã trút hết lá.
Từ “đã” bổ sung ý nghĩa cho động từ “trút”. Nó báo hiệu sự việc hoàn thành, đã kết thúc.
2. Em chọn từ nào trong ngoặc (đã, đang, sắp) để điền vào ô trống?
a) Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.
b) Sao cháu không về với bà
Chào mào hót vườn na mỗi chiều.
Sốt ruột, bà nghe chim kêu
Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na.
Hết hè, cháu vẫn xa
Chào mào vẫn hót. Mùa na tàn.
Trả lời:
a) Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.
b)
Sao cháu không về với bà
Chào mào đã hót vườn na mỗi chiều.
Sốt ruột, bà nghe chim kêu
Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na.
Hết hè, cháu vẫn đang xa
Chào mào vẫn hót. Mùa na sắp tàn.

3. Trong truyện vui sau có nhiều từ chí thời gian dùng không đúng. Em hãy chữa lại cho đúng bằng cách thay đổi các từ ấy hoặc bỏ bớt từ.
Đãng trí
Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ đang bước vào, nói nhỏ với ông:
- Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngải.
Nhà bác học hỏi:
- Nó sẽ đọc gì thế?
Trả lời:
Đãng trí
Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ đang bước vào, nói nhỏ với ông:
- Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.
Nhà bác học hỏi:
- Nó sẽ đọc gì thế?
Câu đúng là:
- Một nhà bác học đang làm việc trong phòng.
- Bỗng người phục vụ bước vào nói nhỏ với ông.
- Nó đọc gì thế?

Kể chuyện
BÀN CHÂN KÌ DIỆU
1. Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ trang 107, SGK để kể lại từng đoạn câu chuyện.
Trả lời:
1: Ký bị liệt hai tay từ nhỏ. Thấy các bạn cắp sách tới trường, Ký thèm lắm. Em đến lớp xin cô giáo cho học.
2: Nhìn đôi bàn tay mềm nhũn, buông thõng và bất động của Ký, cô giáo không dám nhận em vào học.
3: Cô giáo đến nhà Ký. Cô ngạc nhiên và xúc động khi thấy Ký tập viết bằng chân. Cô cho em mấy viên phấn để em tập viết.
4: Ký lại đến lớp xin học. Lần này thì cô giáo đồng ý cho em vào lớp. Cô giáo xếp cho em một chiếc chiếu nhỏ ở cuối lớp, Ký ngồi đó tập viết.
5: Ký rất kiên nhẫn, ngày nắng cũng như ngày mưa em đều đến lớp hết sức chăm chỉ. Những ngày đầu, tập vở, giấy mực luôn nhàu nát vì đôi chân không muốn nghe theo lời Ký. Đôi chân đôi khi lại bị chuột rút khiến Ký vô cùng đau đớn. Có lần, chuột rút đau quá, Ký quăng cây bút vào góc lớp, định bỏ học. Nhưng được cô giáo và các bạn tận tình chăm sóc, giúp đỡ, Ký lại tiếp tục học.
6: Nhờ kiên tâm và bền bỉ, Ký đã thành công. Ký còn được thưởng hai Huy hiệu của Bác Hồ.

2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trả lời:
1: Nguyễn Ngọc Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách tới trường, Ký thèm lắm, bèn đến lớp xin cô giáo cho em vào học.
Đến trường, em chưa dám vào, chỉ thập thò ngoài cửa. Cô giáo thấy có người lấp ló nơi cửa lớp, bèn ra hỏi:
- Em muốn hỏi cô điều gì phải không? - Cô giáo dịu dàng hỏi.
- Thưa cô, em muốn xin cô cho em vào học. - Cậu bé khẽ đáp.
Cô giáo nhìn Ký rồi cầm bàn tay của em lên, hai cánh tay mềm nhũn, buông thõng xuống. Cô khẽ lắc đầu từ chối. Ký quay đầu, chạy về nhà. Hình như mắt em nhòe ướt.
2: Mấy hôm sau, cô hỏi thăm đường đến nhà Ký. Bước vào cổng, cô vô cùng ngạc nhiên và xúc động khi thấy Ký đang dùng đôi bàn chân của mình tập viết. Em dùng gạch làm bút, kẹp vào hai kẽ chân, vẽ nên những nét chừ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi han tình hình sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.
Thế rồi, Ký lại đến trường xin học. Lần này, cô giáo đồng ý cho em vào lớp. Cô dọn một chỗ ở góc lớp, trải một chiếc chiếu nhỏ ở đó cho Ký ngồi, bàn chân giẫm lên giấy, chỉ một lúc sau là nhàu nát, mực lem ra bê bết. Cô giáo bèn đổi cho em một bút chì. Em lại gắng sức tập viết. Có lần, cô giáo và các bạn trong lớp bỗng thấy Ký nằm ngã ngửa ra sau, chân huơ huơ, miệng xuýt xoa đau đớn. Thì ra em bị chuột rút. Cô giáo và các bạn phải xoa bóp mãi em mới hết đau. Chứng chuột rút hành hạ Ký rất nhiều. Có khi đau quá, Ký định thôi học nhưng được sự động viên của cô giáo và các bạn, em lại đến lớp. Không một ngày mưa, ngày nắng nào vắng mặt Ký. Bàn chân đau nhức, chuột rút liên hồi nhưng em vẫn không nản chí.
3: Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Chữ viết của em ngày càng đẹp hơn. Ngày Bác Hồ còn sống, Ký được Bác gửi tặng Huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm, giàu nghị lực này. Lớn lên, Ký đi thi đại học rồi trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.

3. Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Ký?
Trả lời:
Qua tấm gương Nguyễn Ngọc Ký, em học được rất nhiều điều bổ ích, đó là trong bất cứ việc gì cần phải có lòng quyết tâm, kiên trì và nhẫn nại “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Tập đọc
CÓ CHÍ THÌ NÊN
1. Dựa vào nội dung các tục ngữ trong SGK trang 108, xếp chúng vào ba nhóm như sau:
a) Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công.
Trả lời:
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên
Nhà có nền thì vững.
b) Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.
Trả lời:
- Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!
- Hãy lo bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
c) Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
Trả lời:
- Thua keo này, bày keo khác
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Thất bại là mẹ thành công.

2. Cách diễn đạt của tục ngừ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? Chọn ý em cho là đúng nhất để trả lời:
a) Ngắn gọn, có vần điệu.
b) Có hình ảnh so sánh.
c) Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh.
Trả lời:
Chọn ý c

3. Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một học sinh không có chí.
Trả lời:
Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí: bền bí, kiên nhẫn, chăm chi, quyết tâm,...
Những biểu hiện của một học sinh không có ý chí: không hoàn thành tốt các bài tập, không tập trung trong giờ học, gặp bài toán khó là bỏ, là nản; vịn vào lí do nhà xa mà đi học trễ,...

4. Học thuộc lòng các câu tục ngữ đã cho trong SGK.
Học sinh tự học.

Tập làm văn
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
Đề bài:
Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó.
Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.
Hướng dẫn:
- Con gái: Ba à! Thầy Ký giỏi quá! Phải không ba?
- Cha: Con gái có thấy khâm phục thầy Ký không?
- Con gái: Thưa ba, có chứ ạ! Con không tưởng tượng được rằng có người nhiều nghị lực đến thế! Với đôi bàn chân của mình mà thầy Ký có thế viết được chữ, lại học giỏi nữa thì thật đáng khâm phục.
- Cha: Trong cuộc sống có rất nhiều người có nghị lực như thế đấy, con gái ạ! Thầy Ký là tấm gương sáng về vượt khó, rất đáng đế con học tập.
- Con gái: Con thấy mình ngưỡng mộ thầy Ký quá! Từ nay trở đi con cũng sẽ kiên trì và chăm chỉ hơn nữa.
- Cha: Như vậy thì tốt lắm! Ba mẹ luôn mong con học hành thật tốt, rèn luyện đạo đức thật tốt. Đó chính là con đường mở ra cánh cửa tương lai của con.
- Con gái: Thưa ba, vâng. À mà ba ơi, con sẽ đem chuyện này kể cho các bạn con nghe, chắc các bạn cũng sè khâm phục lắm!
- Cha: Ừ, Con đem kể lại cho các bạn nghe đi!

Luyện từ và câu
TÍNH TỪ
I - Nhận xét
1. Đọc truyện sau:
Cậu học sinh ở Ác-boa
Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.
Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn... Thầy cứ lắc đầu chê Lu-i còn bé quá.
Thế mà chỉ ít lâu sau, Lu-i đã khiến thầy rất hài lòng. Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp.

2. Tìm các từ trong truyện miêu tả:
a) Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i.
b) Màu sắc của sự vật:
- Những chiếc cầu.
- Mái tóc của thầy Rơ-nê.
c) Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:
- Thị trấn
- Vườn nho
- Những ngôi nhà
- Dòng sông
- Da của thầy Rơ-nê
Trả lời:
a) Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-I: chăm chỉ và giỏi.
b) + Màu sắc của những chiếc cầu: trắng phau.
+ Màu sắc của mái tóc của thầy Rơ-nê: ngả màu xám.
c) Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:
- Thị trấn: Nhỏ
- Vườn nho: Con con
- Những ngôi nhà: Nhỏ bé
- Dòng sông: Hiền hòa
- Da của thầy Rơ-nê: Nhăn nheo

3. Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Trả lời:
Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.

II. Luyện tập
1. Tìm tính từ trong các đoạn văn sau:
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
Trả lời:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã , mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.

b) Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.
Trả lời:
Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.

2. Hãy viết một câu có dùng tính từ:
a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.
b) Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi ....).
Trả lời:
a) - Chị Hai em có dáng người dong dỏng cao.
- Bạn Lan có mái tóc dài và mượt.
- Hùng có đôi mắt sáng, thông minh.
- Bà nội em năm nay đã già, tóc bà bạc trắng.
b) - Cây gạo trước nhà em đã ra hoa, từng chùm hoa đỏ rực như những đốm lửa nhỏ.
- Con mèo Mun nhà em có bộ lông mượt.
- Dãy núi sau nhà bà nội cao sừng sững.
- Dòng sông Hậu hiền hòa chảy.

Tập làm văn
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Nhận xét
1. Đọc truyện sau:
Rùa và thỏ
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.
Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:
- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy.
Rùa đáp:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!
Thỏ ngạc nhiên:
- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó!
Rùa không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó dốc sức chạy thật nhanh.
Thó nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: “Chả việc gì mà vội, rùa gần tới đích, mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc.” Vì vậy, nó cứ nhởn nhơ nhìn trời, mây, cây cỏ.
Lúc sực nhớ đên cuộc thi, ngẩng đầu lên, nó thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.

2. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
Trả lời:
Đoạn mở bài trong truyện trên là: “Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.”

3. Cách mở bài sau đây có gì khác với cách mở bài nói trên?
Trong muôn loài, rùa vốn nổi tiếng là loài chậm chạp, còn thỏ thì chạy nhanh như bay. Thế mà có một con rùa dám chạy thi với thỏ và thắng cả thỏ. Vì sao có chuyện ngược đời như vậy? Sau đây, em xin kể đầu đuôi câu chuyện ấy.
Trả lời:
Cách mở bài ở bài tập (1) thì kể ngay vào câu chuyện, còn cách mở bài sau thì dẫn chuyên khác rồi mới đi vào câu chuyện định kể.

II - Luyện tập
1. Đọc các mở bài sau và cho biết đó là những cách mở bài nào?
a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.
b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều dó.
c) Đầu năm học, lớp em có mấy bạn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hẳn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rủa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau:
d) Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua, thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này:
Trả lời:
a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.
Mở bài trực tiếp (kẻ ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện).
b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều đó.
Mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể).
c) Đầu năm học, lớp em có mấy bạn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hẳn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau:
Mở bài giản tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể).
d) Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua, thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này:
Mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể).

2. Câu chuyện sau đây mở bài theo cách nào?
Hai bàn tay
Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là Lê.
Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê:
- Anh có yêu nước không?
Bác Lê trả lời:
- Có chứ.
- Anh có thể giữ bí mật không?
- Có.
- Tôi muốn đi ra nước ngoài xem Pháp và các nước khác họ làm như thế nào, sau đó, trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình cũng mạo hiểm. Anh có muốn đi với tôi không?
Bác Lê sửng sốt:
- Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
- Đây, tiền đây!
Vừa nói, Bác Hồ vừa giơ hai bàn tay ra và tiếp:
- Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh đi với tôi chứ?
Trả lời:
Câu chuyện được mở bài theo cách trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện).

3. Kể lại phần mở đầu câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp.
Trả lời:
a) Con người khi muốn bắt đầu làm một việc gì nhất thiết phải có lòng tin. Câu chuyện về Bác Hồ vĩ đại của chúng ta sau đây là một ví dụ, một ví dụ về lòng quyết tâm và lòng tin vô bờ bến.
Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ j888
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ Gemwin
iwin ⇔ https://789bet.kitchen/ ⇔ go 88
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
link trực tiếp bóng đá xoilactv tốc độ cao ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
123B ⇔ https://nhatvip.rocks ⇔ shbet
ABC8 ⇔ https://ww88.supply/ ⇔ W88
sin88.run ⇔ TDTC ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ 789club ⇔ BJ88 ⇔ 789win
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
https://j88cem.com/ ⇔ iwin ⇔ iwin
iwin ⇔ link 188bet ⇔ iwin ⇔ ko66
iwin ⇔ bet88 ⇔ iwin ⇔
FB88 ⇔ Hb88 ⇔ BJ88 ⇔ Bet88
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
 ⇔ shbet ⇔ kuwin ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
BJ88 ⇔ Kuwin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
77win tosafe ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ 789club ⇔ j88
33win ⇔ jun888 เครดิตฟร ⇔ 79king
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
https://meijia789.com/ ⇔ BK8 ⇔ 33WIN
https://f8bet0.tv/ ⇔ https://choangclub.bar
https://vinbet.fun ⇔ https://uk88.rocks
Hay88 ⇔ https://33win.boutique/
789club ⇔ BJ88 ⇔ ABC8 ⇔ iwin
sunwin ⇔ sunwin ⇔ 
go 88 ⇔ go88 ⇔ go88 ⇔ sun win
sun win ⇔ sunwin ⇔ sunwin ⇔ iwinclub
iwin club ⇔ iwin ⇔ iwinclub ⇔ iwin club
iwin ⇔ hitclub ⇔ hitclub ⇔ v9bet
v9bet ⇔ v9 bet ⇔ v9bet ⇔ v9 bet
v9 bet ⇔ rikvip ⇔ hitclub ⇔ hitclub
Go88 ⇔ Go88 ⇔ Sunwin ⇔ Sunwin
iwin ⇔ iwin ⇔ rikvip ⇔ rikvip
 v9bet ⇔ v9bet ⇔ iWin ⇔ 23WIN
https://j88.so/ ⇔ https://projectelpis.org/
https://33win103.com/ ⇔ Thabet ⇔ SV66
888B ⇔ 188BET ⇔ J88
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BETfaf
https://188bethnv.com/ ⇔ https://win79og.com/
https://cakhiatvz.video/ ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://timnhaonline.net/ ⇔ https://vididong.com/
https://obrigadoportugal.org/ ⇔ https://69vncom.pro/
https://thoibaoso.net/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây