Câu 1: Theo Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân?A. Đủ 16 tuổi trở lên. B. Đủ 18 tuổi trở lên.
C. Đủ 19 tuổi trở lên. D. Đủ 20 tuổi trở lên.
Câu 2: Theo Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?A. Đủ 18 tuổi trở lên. B. Đủ 19 tuổi trở lên.
C. Đủ 21 tuổi trở lên. D. Đủ 22 tuổi trở lên.
Câu 3: Trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử?A. Người ở vùng sâu, vùng xa.
B. Người bị nhiễm HIV.
C. Người đi công tác ở vùng hải đảo xa xôi.
D. Người mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 4: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắcA. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. phổ biến, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
C. phổ biến, bình đẳng, tự do và bỏ phiếu kín.
D. phổ thông, bình đẳng, tự do và bỏ phiếu kín.
Câu 5: Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử?A. Là cơ sở pháp lý chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực
Nhà nước.
B. Để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
C. Là cơ sở pháp lý chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực
Nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
D. Động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, toàn xã hội.
Câu 6: Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là biểu hiện của hình thức dân chủ nào?A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ tự do. D. Dân chủ.
Câu 7: Quyền bầu cử và ứng cử là biểu hiện của hình thức dân chủ nào?A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ tập trung. D. Dân chủ cấp tiến.
Câu 8: Công dân sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị hành vi trái pháp luật xâm phạm?A. Bầu cử, ứng cử. B. Khiếu nại.
C. Bãi nại. D. Khiếu nại, tố cáo.
Câu 9: Năm 2011, Nhà nước tổ chức tổ chức bầu chọn Quốc hoa. Nội dung này nói lên quyền nào dưới đây của công dân?A. Bầu cử, ứng cử.
B. Khiếu nại, tố cáo.
C. Tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
D. Tự do ngôn luận.
Câu 10: Khi biết một số cán bộ xã cắt xén tiền hổ trợ lũ lụt của nhân dân. Lúc này công dân sử dụng quyền nào sau đây để đưa vụ việc ra áng sáng?A. Bầu cử, ứng cử.
B. Tố cáo.
C. Tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
D. Quyền dân chủ.
Câu 11: Người dân góp ý kiến xây dựng Bộ luật Hình sự sửa đổi, điều này thể hiện quyềnA. tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
B. bầu cử, ứng cử.
C. khiếu nại, tố cáo.
D. quyền dân chủ.
Câu 12: Khi phát hiện công ty X, thường xuyên xả nước thải ra sông vào ban đêm. Lúc này công dân sử dụng nào sau đây để tố giác hành vi sai trái của công ty X?A. Khiếu nại. B. Bãi nại.
C. Tố cáo. D. Kháng cáo.
Câu 13: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc hình thức dân chủ nào?A. dân chủ trực tiếp. B. dân chủ gián tiếp.
C. dân chủ hình thức. D. dân chủ tập trung.
Câu 14: Khi phát hiện tham nhũng thì người dân sử dụng quyền nào sau đây để tố giác hành vi sai trái đó?A. Khiếu nại. B. Tố cáo.
C. Kháng cáo. D. Dân chủ.
Câu 15: Xác định chủ thể thực hiện quyền khiếu nại?A. Cá nhân, tổ chức.
B. Cá nhân, cơ quan Nhà nước.
C. Tổ chức, cơ quan Nhà nước.
D. Mọi công dân.
Câu 16: Xác định chủ thể thực hiện quyền tố cáo?A. Mọi công dân. B. Mọi tổ chức.
C. Mọi cơ quan Nhà nước. D. Chỉ có công dân.
Câu 17: Để tố giác người có hành vi trộm cắp tài sản của Nhà nước, công dân sử dụng quyền nào sau đây?A. Tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
B. Khiếu nại, tố cáo.
C. Bầu cử, ứng cử.
D. Tố cáo.
Câu 18: Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo thể hiện qua nội dung nào?A. Góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
B. Động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, toàn xã hội.
C. Để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
D. Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ
chức, công dân.
Câu 19: Ý nghĩa của quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội thể hiện qua nội dung nào?A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
B. Để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
C. Góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
D. Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật.
Câu 20: Anh N đề nghị thủ trưởng xem xét lại quyết định của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?A. Tố cáo. B. Bãi nại.
C. Ứng cử. D. Khiếu nại.
Câu 21: Trong dịp tiếp xúc cử tri ông A đã nói lên bức xúc của mình về vấn đề môi trường và yêu cầu cấp trên có hướng giải quyết. Lúc này ông A đang thực hiện quyền nào sau đây?A. Quyền bầu cử.
B. Tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
C. Tố cáo.
D. Khiếu nại.
Câu 22: Mục đích của tố cáo làA. khôi phục lại lợi ích của mình.
B. khôi phục lại lợi ích của người khác.
C. đưa ra ánh sáng những việc làm trái pháp luật.
D. phát hiện, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân.
Câu 23: Mục đích của khiếu nại làA. bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
B. phục hồi thiệt hại cho người đi khiếu nại.
C. nhằm khôi phục lại lợi ích của người bị hại.
D. nhằm khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Câu 24: Điểm giống nhau giữa khiếu nại và tố cáo được thể hiện qua nội dung nào sau đây?A. Về mục đích của khiếu nại và tố cáo.
B. Về chủ thể thực hiện khiếu nại và tố cáo.
C. Có chủ thể thiệt hại về thể chất và tinh thần.
D. Nguyên nhân phát sinh quyền khiếu nại, tố cáo.
Câu 25: Điểm khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo được thể hiện ở nội dung nào sau đây?A. có thể có sự vi phạm pháp luật.
B. có chủ thể phát hiện.
C. có chủ thể bị cho là vi phạm pháp luật.
D. về mục đích.
Câu 26: Chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước ....phải thông báo để dân biết và thực hiện. Nội dung này thể hiện hình thức dân chủ nào sau đây?A. dân chủ trực tiếp.
B. dân chủ gián tiếp.
C. dân chủ tập trung.
D. dân chủ không tập trung.
Câu 27: Ở phạm vi cơ sở, xây dựng hương ước, quy ước làA. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã
quyết định.
D. những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra.
Câu 28: Ở phạm vi cơ sở, kiểm tra dự toán và quyết toán ngân sách xã phường làA. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã
quyết định.
D. những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra.
Câu 29: Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, phường làA. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã
quyết định.
D. những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra.
Câu 30: Ở phạm vi cơ sở, người dân bầu chọn hộ nghèo làA. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã
quyết định.
D. những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra.
Câu 31: Ở phạm vi cơ sở, Nhà nước cho xi măng và người dân đóng góp công, tiền để làm đường bê tông nông thôn làA. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã
quyết định.
D. những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra.
Câu 32: Quyền bầu cử và ứng cử là cơ sở pháp lý chính trị quan trọng đểA. nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.
B. động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, toàn xã hội.
C. hình thành các cơ quan quyền lực Nhà nước.
D. nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp.
Câu 33: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chếA. tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
C. trực tiếp, bình đẳng, phổ thông.
D. một cửa.
Câu 34: Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm hình sự thì người giải quyết tố cáo làA. người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý của người bị tố cáo.
B. người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị
tố cáo.
C. cơ quan tố tụng ( điều tra, viện kiểm sát, tòa án).
D. chủ tịch Tỉnh.
Câu 35: Nhà nước cần phải tiếp tục cải cách hành chính đểA. thu lợi ích kinh tế cho Nhà nước.
B. đem lại hiệu quả trong công tác quản lý và tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho
nhân.
C. đem lại hiệu quả trong công tác quản lý.
D. đã giải quyết được vấn đề cấp thiết của thực tế đặt ra.
Câu 36: Trong các quyền sau đây, đâu không phải là quyền dân chủ của công dân?A. Bầu cử, ứng cử.
B. Tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
C. Khiếu nại tố cáo.
D. Quyền dân sự.
Câu 37: Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử vàoA. Quốc hội và Ủy ban nhân dân.
B. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
C. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
D. Quốc hội và tổ chức đoàn thể.
Câu 38: Để người dân thực hiện tốt các quyền dân chủ của mình là trách nhiệm củaA. Nhà nước và công dân.
B. Nhà nước, công dân và các tổ chức xã hội.
C. Các tổ chức đoàn thể.
D. Nhà nước.
Câu 39: Tại sao người mắt bệnh tâm thần không được thực hiện quyền bầu cử?A. Hiểu biết pháp luật của họ kém.
B. Họ không biết đọc, biết viết.
C. Không có ý thức làm chủ.
D. Sức khỏe kém.
Câu 40: Đâu là mặt còn hạn chế trong việc thực hiện quyền bầu cử?A. Hiểu biết của cử tri về người mình sẽ bầu chọn còn mang tính hình thức.
B. Nhà nước chưa tăng cường giáo dục luật bầu cử cho nhân dân.
C. Hiểu biết của cử tri về người mình sẽ bầu chọn rất tốt.
D. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục tiến hành bầu cử diễn ra quá chặt chẽ.
Câu 41: Ở phạm vị cơ sở dân chủ được thực hiện theo cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân .......”.A. kiểm định. B. kiểm tra.
C. kiểm sát. D. kiểm chứng.
Câu 42: Chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải được thông báo để dân biết vàA. tuân thủ. B. giám sát.
C. kiểm tra. D. thực hiện.
Câu 43: Nhằm động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, toàn xã hội vào việc xây dựng bộ máy Nhà nước vững mạnh và hoạt động có hiệu quả là ý nghĩa của quyềnA. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. tự do ngôn luận.
C. khiếu nại và tố cáo.
D. phát triển.
Câu 44: Khi bị hành vi trái pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì công dân sử dụng quyềnA. dân chủ B. khiếu nại, tố cáo.
C. khiếu nại. D. tố cáo.
Câu 45: Để phát hiện, ngăn chặn những việc làm sai trái, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân là mục đích của việcA. tố cáo.
B. khiếu nại.
C. thực hiện pháp luật.
D. thực hiện trách nhiệm pháp lý.
Câu 46: Tố cáo là quyền của công dân thuộc nhóm quyềnA. tự chủ. B. tự do cơ bản.
C. tự do cá nhân. D. dân chủ.
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | C | D | A | C | A | B | D | C | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | C | A | B | A | D | D | D | C | D |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | B | D | D | C | D | A | B | D | C | B |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | B | C | B | C | B | D | C | A | A | A |
Câu | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | |
Đáp án | B | D | A | B | A | D | |