Câu 1: Sau khi bắt người phạm tội quả tang hoặc bị truy nã công dân phải làm gì?A. Đánh cảnh cáo.
B. Đánh cho đến chết.
C. Điện công an đến.
D. Giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi
gần nhất.
Câu 2: Trong trường hợp nào sau đây thì ai cũng có quyền bắt người?A. Hai thanh niên đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
B. Một nhóm thanh niên đang lên kế hoạch đua xe trái phép.
C. Bị nghi ngờ trộm cắp tài sản.
D. Đang chuẩn bị gây án.
Câu 3: Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt người?A. Cơ quan điều tra.
B. Chi cục thuế.
C. Quỹ tín dụng.
D. Phòng tài nguyên và môi trường.
Câu 4: Bà B nợ tiền của ông A 100 triệu đồng nhưng bà B không chịu trả. Ông A đã cho người đến bắt con của bà B, để buộc bà phải trả khoản nợ đó. Hành vi của ông A đã xâm phạm tớiA. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. quyền bất khả xâm phạm về tính mạng.
C. quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe.
D. quyền bất khả xâm phạm về danh dự.
Câu 5: Cơ quan nào sau đây không có quyền bắt và giam giữ người?A. Cơ quan điều tra. B. Viện kiểm sát.
C. Tòa án. D. Sở tư pháp.
Câu 6: Trong trường hợp nào sau đây được coi là bắt người khẩn cấp?A. Bắt người bị truy nã.
B. Người dân vây bắt hai tên trộm xe máy.
C. Cơ quan công an điều anh C đến làm việc.
D. Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 7: Do mâu thuẫn cá nhân tên H đã cầm dao đâm chết ông K. Hành vi của tên H đã vi phạmA. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về tinh thần.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể
Câu 8: Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý, là một trong những nội dung của quyềnA. tự do ngôn luận.
B. bất khả xâm phạm về thân thể.
C. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 9: Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đâyA. bắt và giam giữ người.
B. hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích.
C. nói xấu người khác.
D. ăn cắp số tài khoản.
Câu 10: Bán rượu giả làm chết người, hành vi này là xâm phạm tớiA. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 11: Do ganh ghét đồng nghiệp, nên chị S đã có những lời lẽ xuất phạm đến chị H trước toàn thể cơ quan. Hành vi này đã xâm phạm tớiA. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. quyền được đảm bảo về tinh thần.
D. quyền được đảm bảo về sức khỏe.
Câu 12: Để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đâyA. bịa đặt điều xấu, tung tin xấu. nói xấu.
B. nói bóng nói gió.
C. tung tin đồn thất thiệt.
D. nói không có căn cứ.
Câu 13: Hành vi vu khống người khác là vi phạm đếnA. tính mạng của người khác.
B. danh dự, nhân phẩm của người khác.
C. sức khỏe của người khác.
D. tinh thần của người khác.
Câu 14: Anh A và chị B quen nhau được một năm và hai người chia tay. Sau đó anh A đã tung ảnh nóng của chị B lên mạng xã hội. Hành vi này đã xâm phạm tớiA. quyền tự do cá nhân.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. quyên được pháp luật bảo hộ về nhân thân.
Câu 15: Hành vi nào sau đây không bị coi là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác?A. Vu khống người khác.
B. Chửi bới người khác nơi đông người.
C. Nói xấu người khác trên mạng xã hội.
D. Nói lên ưu điểm và khuyết điểm của người nào đó trong cuộc họp cơ quan.
Câu 16: Hành vi nào sau đây bị coi là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác?A. Tung tin đồn về người nào đó bị nhiễm HIV.
B. Chống người thi hành công vụ.
C. Cưỡng đoạt tài sản người đi đường.
D. Phạt cảnh cáo người vi phạm giao thông.
Câu 17: Hành vi nào sau đây bị coi là xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác?A. Chê bai người khác thậm tệ.
B. Bẫy chuột làm chết người.
C. Phao tin đồn thất thiệt.
D. Tống tiền người khác.
Câu 18: Hành vi nào sau đây không bị coi là xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác?A. Giết người.
B. Giết người cướp tài sản.
C. Hiếp dâm.
D. Lôi kéo người khác vào con đường tội lỗi.
Câu 19: Để thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm củaA. công dân. B. nhà nước.
C. nhà nước và công dân. D. cá nhân.
Câu 20: Học sinh trung học cơ sở tham gia viết thư UBU, nội dung này thể hiện quyềnA. tự do ngôn luận. B. học tập.
C. phát triển. D. sáng tạo.
Câu 21: Chọn câu trả lời đúng trong các phát biểu dưới đây?A. Ai cũng có quyền khám xét chỗ ở của người khác.
B. Trong bất kì hoàn cảnh nào cơ quan chức năng cũng có quyền khám xét chỗ
ở của công dân.
C. Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền khám xét chỗ ở của
công dân nhưng phải theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
D. Chỉ có công an mới có quyền khám xét chỗ ở của công dân nhưng phải theo
đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Câu 22: Khám xét chỗ ở đúng pháp luật làA. khám chỗ ở khi có lệnh của những người có thẩm quyền.
B. khám chỗ ở theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
C. khám chỗ ở khi có lệnh của những người có thẩm quyền và thực hiện theo
đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
D. khám chỗ ở khi khẳng định có tội phạm trong đó.
Câu 23: Giả sử em đến nhà bạn N, nhà bạn mở cửa nhưng không có ai ở nhà. Em sẽ chọn cách xử lý nào sau đây để không bị coi là xâm phạm đến chỗ ở của người khác?A. Cứ thế xông thẳng vào nhà tìm bạn N.
B. Vào trong nhà ngồi đợi.
C. Vào trong nhà và gọi điện thoại cho N.
D. Ở ngoài cổng và gọi điện thoại cho N.
Câu 24: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân thuộc nhóm quyền nào sau đây?A. Quyền dân chủ.
B. Quyền tự do dân chủ.
C. Quyền tự do cơ bản.
D. Quyền riêng tư.
Câu 25: Bà M nợ tiền của ông K, hiện tại bà chưa có khả năng trả nợ. Nên ông K đã tới xiếc nhà và đuổi bà M ra khỏi nhà. Vậy hành động của ông K là A. xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.B. được pháp luật cho phép.
C. xâm phạm tới quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 26: Ý nghĩa của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?A. Đề cao tính cá nhân.
B. Đề cao tính độc lập, riêng tư.
C. Là điều kiện cần thiết để đảm bảo đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong
xã hội.
D. Đề cao giá trị con người.
Câu 27: “Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước”. Nội dung này thể hiện quyền nào của công dân?A. Quyền tự do phát biểu ý kiến.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do sáng tạo.
D. Quyền tự do học tập.
Câu 28: Tự do ngôn luận có nghĩa làA. công dân muốn nói gì cũng được.
B. nói gì cũng được miễn là không làm hại ai.
C. được tự do, thỏa mái phát biểu ý kiến riêng của mình.
D. tự do phát biểu ý kiến nhưng phải theo khuôn khổ của pháp luật.
Câu 29: Hành vi nào sau đây là vi phạm đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?A. Đọc tin nhắn của người khác.
B. Kiểm soát thư từ, điện thoại của bị can để phục vụ cho công tác điều tra.
C. Đọc bài viết trên các tập chí.
D. Đọc thư của người khác khi người đó đồng ý.
Câu 30: Ông H đã có hành vi cưỡng bức cháu D 11 tuổi. Hành vi này đã xâm phạm tớiA. tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cháu D.
B. tính mạng, sức khỏe của cháu D.
C. danh dự, nhân phẩm của cháu D.
D. không xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của cháu H.
Câu 31: Trường hợp nào là vi phạm pháp luật khi tiến hành khám xét địa điểm, chỗ ở của công dân?A. Nhà bà B chứa chấp cờ bạc.
B. Do nghi ngờ hàng xóm bắt trộm gà nên cha con ông A đã qua nhà đó lục
xót.
C. Nhà bà Đ tàng trữ pháp nổ.
D. Cơ sở giết mổ X đã bom nước vào bò trước khi giết mổ.
Câu 32: Điều 121. Bộ luật Hình sự năm 1999 ( Sửa đổi, bổ sung năm 2009) “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” . Từ đó cho biết những trường hợp xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ phải chịuA. trách nhiệm hình sự. B. trách nhiệm hành chính.
C. trách nhiệm dân sự. D. trách nhiệm kỷ luật.
Câu 33: Là học sinh, em đã phát huy quyền tự do ngôn luận trong trường hợp nào sau đây?A. Trong các buổi dã ngoại.
B. Trong các buổi chào cờ.
C. Giơ tay phát biểu xây dựng bài.
D. Thông qua hoạt động tập thể.
Câu 34: Trong trường hợp nào sau đây thì ai cũng có quyền bắt người?A. Có quyết định của cơ quan điều tra.
B. Bị nghi ngờ phạm tội.
C. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
D. Phạm tội quả tang.
Câu 35: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa làA. trong mọi trường hợp không ai có thể bị bắt.
B. công an có thể bắt người nếu nghi là tội phạm.
C. việc bắt người phải theo quy định của pháp luật.
D. chỉ được bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 36: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là nội dung của quyền nào dưới đây?A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tinh thần, thể chất.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 37: Không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác là nội dung của quyền nào dưới đây?A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tinh thần, thể chất.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền bất khả xâm về danh dự, nhân phẩm.
Câu 38: Cơ sở làm giá đổ X sử dụng hóa chất trong quá trình làm giá. Vậy hành vi này đã xâm phạm tớiA. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về tinh thần, sức khỏe của công dân.
D. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 39: Theo quy định của pháp luật, tính mạng, sức khỏe của con người được bảo đảmA. an tâm. B. an toàn.
C. bình an. D. tuyệt đối.
Câu 40: Hành vi đặt điều, nói xấu người khác là vi phạm đến quyền nào sau đây của công dân?A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể.
Câu 41: Hành vi đánh người, giết người, đe dọa giết người là vi phạm đến quyền nào sau đây của công dân?A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể.
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | D | A | A | A | D | D | B | D | B | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | B | A | B | B | D | A | B | D | C | A |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | C | C | D | C | A | C | B | D | A | A |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | B | A | C | D | C | B | C | B | B | C |
Câu | 41 | |
Đáp án | B | |