1. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Bắc Ninh.
B. Bắc Giang.
C. Bắc Cạn.
D. Quảng Ninh.
2. Những khó khăn về tự nhiên trong việc phát triển cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Mạng lưới cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp còn mỏng nên chưa phát huy được thế mạnh của vùng.
B. Thời tiết hay nhiễu động thất thường và nạn thiếu nước về mùa đông.
C. Cơ sở hạ tầng còn yếu gây khó khăn trong khâu vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
D. Địa hình phân hóa theo độ cao và có mùa đông lạnh nên không thích hợp cho cây công nghiệp.
3. Đặc điểm tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Đất Fe-ra-lít nâu đỏ chiếm ưu thế thuận lợi phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt, rau quả ôn đới.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông ấm, địa hình có sự phân hóa sâu sắc.
C. Tây Bắc có núi non hiểm trở, Đông Bắc là núi thấp và đồi với các dãy núi hình cánh cung.
D. Quá trình xâm thực và bồi tụ địa hình diễn ra mạnh.
4. Nhà máy thủy điện đang được xây dựng lớn nhất nước ta là:
A. Sơn La trên sông Chảy thuộc tỉnh Lai Châu.
B. Hòa Bình trên sông Hồng thuộc tỉnh Sơn La.
C. Hoà Bình trên sông Đà thuộc tỉnh Hòa Bình.
D. Sơn La trên sông Đà thuộc tỉnh Sơn La.
5. Hãy xác định kiến thức đúng về Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Có diện tích lãnh thổ lổn nhất nước nhưng lại hạn chế về tài nguyên.
B. Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản còn rất ít.
C. Có thế mạnh về khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nền nông nghiệp nhiệt đới với sản phẩm đa dạng.
D. Có tiềm năng lớn về lương thực thực phẩm nhưng cơ sở hạ tầng còn yếu.
6. Nét nổi bật về kinh tế - xã hội của Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Vùng có nhiều dân tộc ít người, hạn chế về kinh nghiệm sản xuất và chinh phục tự nhiên.
B. Là vùng thưa dân nên hạn chế về thị trường tai chỗ và lao động, nhất là lao động lành nghề.
C. Dân cư thưa thớt, thiếu lao động nên là nơi thu hút lao động mạnh nhất từ khắp đất nước.
D. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật đã được khắc phục.
7. Nhận định nào sau đây chưa đúng về khu vực Đông Bắc?
A. Có thế mạnh về các cây cận nhiệt và ôn đới.
B. Chủ yếu là núi thấp, có hướng vòng cung.
Cc. Có tiềm năng lớn về khoáng sản và du lịch.
D. Nguồn thủy năng lớn trên sông Đà.
8. Ý nghĩa về chính trị, xã hội của việc phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc, phân bố lại dân cư và lao động giữa đồng bằng và miền núi.
B. Thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên của vùng, góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước.
D. Hạn chế việc chuyển cư xuống các đô thị ở đồng bằng.
9. Sự phân bố các mỏ khoáng sản chủ yếu ở Trung du về miền núi Bắc Bộ nước ta:
A. Kẽm - chì (Bắc Cạn).
B. Đồng - ni-ken (Lai Châu),
C. Thiếc - bô-xít (Tuyên Quang).
D. Đồng - vàng (Cao Bằng).
10. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta là do:
A. Nền địa hình cao và đất fe-ra-lít phát triển trên đá ba-dan.
B. Phần lớn diện tích là đất fe-ra-lít và có mùa đông lạnh.
C. Dân cư có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến chè.
D. Chủ yếu có đất fe-ra-lít phát triển trên đá phiến và đá gnai.
11. Không nằm trong hiệu quả kinh tế - xã hội của việc phát huy thế mạnh các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Sử dụng hợp lí tài nguyên của vùng.
B. Nâng cao đời sống nhân dân.
C. Định canh, định cư cho đồng bào dân tộc.
D. Có mùa đông lạnh nhất nước ta.
12. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có thế mạnh đặc sắc về:
A. Khai thác khoáng sản và thủy điện.
B. Du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải.
C. Cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
D. Trồng chè và chăn nuôi trâu, bò.
13. Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng phát triển loại hình du lịch nào sau đây?
A. Du lịch biển đảo ở Quảng Ninh.
B. Cả du lịch núi và du lịch biển.
C. Du lịch núi ở Lạng Sơn, Sa Pa.
D. Du lịch sinh thái.
14. Sự khác nhau về nguồn lực tự nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc là:
A. Đông Bắc núi cao hiểm trở còn Tây Bắc là núi thấp.
B. Tây Bắc giàu tài nguyên khoáng sản hơn Đông Bắc.
C. Tiềm năng về thủy điện ở Tây Bắc lớn hơn Đông Bắc.
D. Tài nguyên rừng ở Tây Bắc còn nhiều hơn Đông Bắc.
15. Những khâu còn yếu đối với việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Cơ sở chế biến thức ăn chưa đáp ứng nhu cầu.
B. Chất lượng và năng suất các đồng cỏ chưa cao.
C. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi còn thấp.
D. Khí hậu lạnh và hay nhiễu động thất thường.
16. Những điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Diện tích đất rừng lớn.
B. Mạng lưới dịch vụ thú y, trạm trại giống phát triển.
C. Nguồn thức ăn dồi dào từ hoa màu.
D. Thức ăn chế biến công nghiệp được đảm bảo.
17. Những hạn chế trong việc khai thác khoáng sản và thủy điện ở Trung du và miền núi phía Bắc:
A. Đa số các mỏ khoáng sản nằm ở Tây Bắc, nơi có kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển.
B. Các vỉa quặng thường nằm sâu nên khai thác đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.
C. Khu Tây Bắc sớm khai thác dưới thời thực dân Pháp nên tài nguyên đã bị cạn kiệt nhiều.
D. Độ che phủ rừng không đảm bảo sự cân bằng nước vào mùa khô cho các các hồ thuỷ điện.
18. Để phát huy các thế mạnh của vùng Trung đu và miền núi phía Bắc cần phải giải quyết những vấn đề sau:
A. Cộ kế hoạch bổ sung nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình độ kĩ thuật.
B. Nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới giao thông, phục hồi và bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.
C. Nâng cao đời sống nhân dân, xoá bỏ dần sự cách biệt giữa đồng bằng và miền núi.
D. Giữ vững an ninh vùng biên giới, củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc.
19. Tỉnh nào sau đây không nằm ở khu vực Đông Bắc?
A. Quảng Ninh.
B. Lào Cai.
C. Yên Bái.
D. Sơn La.
20. Điểm cực Bắc của lãnh thổ nước ta thuộc tỉnh nào của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Hà Giang
B. Lạng Sơn.
C. Cao Bằng.
D. Lào Cai.
21. Ý nghĩa to lớn của việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La:
A. Góp phần khắc phục cơ bản tình trạng thiếu điện.
B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
C. Có tác dụng chống lũ vì hồ chứa có dung tích lớn.
D. Đáp ứng nhu cầu năng lượng phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
22. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân giảm sút vốn rừng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Ạ. Phá rừng để khai thác khoáng sản.
B. Phá rừng làm rẫy gieo lúa, ngô, khoai, sắn.
C. Khai thác rừng lấy gỗ.
D. Phá rừng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp.
23. Đồng bằng sông Hồng có mật độ đô thị cao nhất nước là do:
A. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
B. Có lịch sử khai thác lãnh thổ và định cư tư lâu đời.
C. Sự chuyển cư tự phát của dân cư nông thôn ra thành phố.
D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú.
24. Tỉnh nào sau đây thuộc đồng bằng sông Hồng?
A. Hà Tây.
B. Quảng Ninh.
C. Phú Thọ.
D. Bắc Giang.
25. Trong cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng, loại đất được mở rộng nhanh nhất là:
A. Đất nông nghiệp.
B. Đất chuyên dùng và đất ở.
C. Đất lâm nghiệp.
D. Đất chưa sử dụng.
26. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự tập trung dân cư đông ở đồng bằng sông Hồng? .
A. Lịch sử khai thác lâu đời, có nền kinh tế sớm phát triển.
B. Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.
C. Mạng lưới đô thị và trung tâm công nghiệp phát triển.
D. Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm.
27. Ở đồng bằng sông Hồng, nơi có mật độ dân số cao nhất gấp bao nhiêu lần nơi có mật độ dân số thấp nhất?
A. Gấp 10 lần.
B. Gấp 17,6 lần.
C. Gấp 5 lần.
D. Gấp 3 lần.
28. Đồng bằng sông Hồng là nơi:
A. Có hoạt động công nghiệp phát triển mạnh nhất.
B. Có thế mạnh trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế.
C. Có diện tích nhỏ nhất trong các vùng.
D. Có tiềm năng lớn nhất về lương thực, thực phẩm.
29. Vấn đề dân số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở đồng bằng sông Hồng là vì:
A. Cung cấp nguồn lao động dồi dào cho hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
B. Đáp ứng cho nền nông nghiệp thâm cạnh lúa nước đòi hỏi nhiều lao động.
C. Tác động lớn đến sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
D. Chưa đáp ứng được nhu cầu cho tích lũy và cải thiện đời sống nhân dân.
30. Giải pháp có ý nghĩa lâu dài và mang tính chất quyết định đối với việc giải quyết vấn đề dân số ở đồng bằng sông Hồng là:
Ạ. Tiến hành thâm canh, tăng năng suất lương thực.
B. Lựa chọn cơ cấu kinh ế' hợp lí, giải quyết việc làm tại chỗ.
C. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
D. Giảm tỉ lệ sinh cho cân đối với tăng trưởng kinh tế của vùng.
ĐÁP ÁN:
1. A; 2. B; 3. C; 4. D; 5. C; 6. B; 7. D; 8. A; 9. A; 10. B.
11. D; 12. C; 13. B; 14. C; 15. B; 16. A; 17. B; 18. B; 19. D; 20. A.
21. B; 22. D; 23. A; 24. A; 25. B; 26. D; 27. A; 28. C; 29. C; 30. D.