Thay đổi linh hoạt qua nhiều thời kỳ nhỏ.
a. Thời kỳ 1939 - 1941:
Tình hình chung:
Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng rổ.
- Tháng 9/1940 Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng
- Nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng, mâu thuẫn dân tộc càng thêm gay gắt.
Chủ trương của Đảng:
- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939 chủ trương đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu. Khẩu hiệu dân chủ được thực hiện từng bước phục vụ cho nhiệm vụ dân tộc.
- “Lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đômg Dương” (11/1939).
Diễn biến đấu tranh, kết quả và ý nghĩa:
- Diễn ra 3 cuộc khởi nghĩa: Bắc Sơn (27/9/1940); Nam Kỳ (22 và 23/11/1940) và Đô Lương (13/1/1941).
- Đây là những cuộc khởi nghĩa từng phần nhưng chưa thắng lợi. Phong trào ở miền núi bắt đầu.
b. Thời kỳ 5/1941 – 9/3/1945:
Tình hình chung:
Tháng 6/1941 Liên Xô tham chiến, tính chất chiến tranh thay đổi.
Tháng 2/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng.
Nhật - Pháp cấu kết với nhau, vận mệnh dân tộc ta nguy vong không lúc nào bằng.
Chủ trương của Đảng:
- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) chủ trương đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa cách mạng về phạm vi từng nước, thành lập Mặt trận Việt Minh. Nghị quyết 8 đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng.
- Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh hội (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) (5/1941).
Diễn biến đấu tranh, kết quả và ý nghĩa.
- Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể Cứu quốc ra đời.
- Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.
Xây dựng các căn cứ địa cách mạng (ở Cao Bằng, ở Cao - Bắc - Lạng).
- Năm 1943 Đảng cho thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam, cho ra Đề cương văn hoá, phát động phong trào Nam tiến.
- Lập các đội du kích tự vệ, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944).
c. Thời kỳ 9/3/1945 -13/8/1945:
Tình hình chung.
-Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương.
- Ngày 5/1945 Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
- Nhật liên tiếp thất bại ở Thái Bình Dương.
- Tình thế cách mạng đã xuất hiện.
- Kẻ thù chính lúc này là phát xít Nhật.
Chủ trương của Đảng:
- Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
- Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Thành lập khu giải phóng Việt Bắc (6/1945).
- Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang mạnh hơn, lập Ủy ban quân sự Bắc Kỳ (4/1945).
Diễn biến đấu tranh, kết quả ý nghĩa:
- Đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước.
- Lập khu giải phóng Việt Bắc; Thống nhất đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân thành đội Việt Nam giải phóng quân.
Khởi nghĩa từng phần nổ ra ở Ba Tơ, Sơn La, Nghĩa Lộ v.v... Phong trào ở miền xuôi lên mạnh.
- Không khí chuẩn bị khởi nghĩa bốc lên hừng hực. Quần chúng đã sẵn sàng.
d. Thời kỳ ngày 13/8/1945 - 2/9/1945.
- Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật, tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
- Ngày 13/8/1945 Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
- Lũ tay sai Nhật ở Đông Dương hoang mang dao động đến tột độ. Quân đội Đồng minh chưa kịp vào nước ta. Nhân dân ta đã chuẩn bị sẵn sàng.
- Thời cơ cứu nước ngàn năm có một đã đến.
Chủ trương của Đảng:
- Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc (13 - 15/8/1945) chủ trương tiến hành tổng khởi nghĩa.
- Quốc dân đại hội ở Tân Trào (16 - 17/8/1945) thông qua Lệnh tổng khởi nghĩa, thông qua Quân lệnh số 1.
- Bổ sung một số chính sách cần phải thi hành trong và sau khi khởi nghĩa.
- Thành lập uỷ ban dân tộc giải phóng Trung ương do cụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Diễn biến đấu tranh, kết quả và ý nghĩa:
Tổng khởi nghĩa diễn ra trong toàn quốc (chủ yếu ở 3 nơi tiêu biểu là Hà Nội (19/8), Huế (23/8) và Sài Gòn (25/8).
Ngày 28/8 những nơi còn lại cũng giành được chính quyền.
Ngày 2/9/1945 Hồ Chủ tịch đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của Cách mạng tháng Tám.