а. Khẳng định nguyên lý về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Chú ý những lời trích dẫn từ bản “Tuyên ngôn độc lập” của nước Mỹ (1776), cũng như từ bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của cách mạng Pháp (1791) để chứng minh đó là một chân lý mà ai cũng phải thừa nhận: Dân tộc Việt Nam ta, dù bé nhỏ, nhưng vẫn là một dân tộc. Chúng ta cũng có quyền sống, quyển bình đẳng với tất cả các dân tộc khác trên thế giới, không kẻ nào có quyền tước bỏ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm ấy của chúng ta.
b. Tố cáo tội ác của bọn đế quốc, nhưng cần lưu ý là tố cáo tội ác của Pháp nhiều hơn của Nhật. Điều này không có nghĩa là tội ác của Nhật ít hơn của Pháp. Thực tế phát xít Nhật còn dã man hơn cả thực dân Pháp. Sở đĩ như vậy vì Pháp là kẻ thống trị Đông Dương, gây bao tội ác cho nhân dân Đông Dương. Nhưng Pháp đã không “bảo hộ” được Đông Dương. Trên thực tế, nhân dân ta đã giành dược chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Dụng ý, Tuyên ngôn muốn chỉ cho đồng bào ta thấy chính Pháp là kẻ đang muốn trở lại xâm lược Đông Dương, giặc Nhật không còn thực lực nữa. Nhưng Pháp đã mất quyền thống trị Đông Dương từ lâu nên chúng trở lại xâm lược Đông Dương là vô lý và phi nghĩa. Mặt khác, Tuyên ngôn muốn nhắc nhở đồng bào ta nhớ lại tội ác của Pháp mà căm thù chúng, đề cao cảnh giác và sẵn sáng đánh trả chúng một khi chúng trở lại Đông Dương.
c. Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta.
Tuyên ngôn viết: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Như vậy là Tuyên ngôn đã khẳng định cả hai phương diện: trên pháp lý cũng như trên thực tế chủ quyền của dân tộc ta.
d. Khẳng định ý chí quyết tâm giữ gìn độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Chú ý câu: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy...”.
Đánh giá tổng quát: Bản tuyên ngôn là một văn kiện vô giá, vì đã tổng kết được tất cả những thành tựu đấu tranh ngót một trăm năm chống đế quốc, hàng nghìn năm chống phong kiến của nhân dân ta được viết nên bằng xương máu, đồng thời đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta – kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Từ đó về sau, nhân dân ta đã không từ chối một sự hy sinh nào, kể cả phải trải qua hai cuộc chiến tranh 30 năm tàn khốc để giũ vững tinh thần cơ bản của bản Tuyên ngôn.