Tìm hiểu công lao của Hồ Chủ tịch trước hết phải thấy được công lao của Người gắn liền vói công lao của Đảng vì Người là lãnh tụ tối cao của Đảng. Mỗi một chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng bao giò cũng được bắt nguồn từ tư tưởng của Hồ Chủ tịch, sau đó được đưa ra cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng bàn bạc để trở thành chủ trương đường lối chính sách của Đảng, rồi mối đưa ra cho quần chúng thực hiện và đem lại kết quả trong thực tế. Song ta cũng có thể tìm thấy công lao của Hồ Chủ tịch ở những đóng góp riêng tư của Người như ở lòi nói, lời dạy, lời huấn thị, lời kêu gọi, lời tuyên bố và ở những hoạt động gương mẫu để lôi cuốn mọi người làm theo. Suy nghĩ như vậy ta có thể tìm thấy công lao của Hồ Chủ tịch đối với Cách mạng Tháng Tám ở những khía cạnh sau:
1. Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng.
Công lao này thể hiện ở chỗ: Người nhận thức được thời cơ bắt đầu có lợi, cử cán bộ về nước, Người trực tiếp về nước để chỉ đạo phong trào. Người triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (10 - 19/5/1941). Nghị quyết số 8 đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng, có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám.
2. Hồ Chủ tịch có công lớn trong xây dựng lực lượng cách mạng.
+ Để có lực lượng chính trị, Người cho thành lập Mặt trận Việt Minh ngày 19/5/1945 và đề ra Cương lĩnh 10 điểm cho Mặt trận. Xung quanh Việt Minh, Người cho thành lập các Hội cứu quốc theo lứa tuổi và ngành nghề. Mặt trận Việt Minh và các hội cứu quốc chính là lực lượng chính trị hùng hậu, là tượng trưng cho khối đoàn kết toàn dần.
+ Trên cơ sở lực lượng chính trị phát triển, Người cho xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng như: lập đội tự vệ chiến đấu ở Cao Bằng (cuối năm 1941), lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944) và đề ra hình thức hoạt động cho đội là vũ trang tuyên truyền. Người viết nhiều bài về chiến thuật đánh du kích để hướng dẫn các lực lượng vũ trang hoạt động.
+ Người cùng với Trung ương Đảng cho triệu tập Hội nghị quân sự Bắc Kỳ (4/1945) và cho thành lập Ủy ban quân sự Bắc Kỳ, hợp nhất hai đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân thành đội “Việt Nam giải phóng quân”. Nhờ có hai lực lượng chính trị và vũ trang trên, ta đã sử dụng được hai hình thức đấu tranh là đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và sự kết hợp của hai hình thức ấy để tiến hành Tổng khởi nghĩa.
3. Hồ Chủ tịch có công lớn trong xây dựng căn cứ địa cách mạng.
+ Người đã cho xây dựng càn cứ Pắc Bó (Cao Bằng) và mở rộng ra nhiều nơi ở các tỉnh Cao - Bắc - Lạng.
+ Ra chỉ thị Nam tiến để mở rộng dần căn cứ xuống các tỉnh miền xuôi.
+ Người lại cùng Trung ương cho thành lập Khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh là Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái (6/1945). Trong khu giải phóng. Người cho thi hành 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh và biến khu giải phóng thành chỗ dựa vững mạnh của cách mạng cả nước, đồng thời thí điểm một bước những chính sách ấy, rút kinh nghiệm trước khi áp dụng rộng ra cổ nước sau này. Khu giải phóng ngày càng vững mạnh và trỏ thành hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới - nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đang hình thành, và 10 chính sách ấy chính là đường lôi đôi nội và đối ngoại của Nhà nước ta ngày nay. Từ căn cứ địa, khi thời cơ đến, chúng ta đã tiến lên giải phóng cả nước.
4. Hồ Chủ tịch có công lớn trong lãnh đạo Tổng khởi nghĩa Tháng Tám
Ngày 13/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Nhận được tin này. Người cho triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng (13 - 15/8/1945). Hội nghị đã phân tích tình hình, nhận định rằng lúc này thời cơ đã đến, quyết định tiến hành Tổng khởi nghĩa, quyết định thành lập ủy ban khởi nghĩa Trung ương. Ngay đêm 13/8/1945 Ủy ban này đã ban hành Lệnh khởi nghĩa và Quân lệnh số 1. Người lại cùng với Tổng bộ Việt Minh đứng ra triệu tập Quốc dân đại hội ở Tân Trào (16 - 17/8/1945) do Người chủ trì. Đại hội đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, thông qua Quốc kỳ, Quốc ca, đặt tên nước, thảo luận và bổ sung một số chính sách cần thi hành trong và sau khi Tổng khởi nghĩa thắng lợi.
Đại hội bầu ra uỷ ban dân tộc giải phóng trung ương và đảm nhiệm trọng trách làm Chủ tịch Ủy ban này mà Quốc dân đại hội đã nhất trí giao phó, uỷ thác cho Người. Cuối cùng Đại hội đã thông qua mệnh lệnh khởi nghĩa và Quân lệnh số 1. Hồ Chủ tịch nhận thức rất rõ thời cơ thuận lợi có một không hai này. Người dạy chúng ta rằng: “Đây là thời cơ nghìn năm có một cho dân tộc ta vùng dậy vì thế lần này dù có phải thiêu cháy dãy Trường Sơn cũng quyết giành độc lập cho đất nước”. Quyết tâm của Hồ Chủ tịch đã biến thành quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân. Nghe theo lời Người, cà dân tộc ta triệu người như một đã đứng lên tiến hành Tổng khơi nghĩa, chỉ trong 15 ngày (13 - 28/8/1945) đã đưa Cách mạng tháng Tám đến thành công.
5 . Thảo và đọc Tuyên ngôn độc lập (21911945)
Sau khi Tổng khởi nghĩa thắng lợi, Hồ Chủ tịch lại thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập do chính tay Người thảo, trịnh trọng tuyên bố với thế giói khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đánh dấu thắng lợi hoàn toàn cuộc Cách mạng tháng Tám
* Rút ra nhận xét: Tất cả những sự kiện trên đây đã chứng minh rằng Hồ Chủ tịch có công lao rất lớn trong việc chỉ đạo Cách mạng tháng Tám. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ chỗ chỉ là khẩu hiệu đấu tranh chỗ được nảy mầm với sự xuất hiện Khu giải phóng, đến chỗ trở thành hiện thực đểu gắn liền với công sức của Người. Thời gian có thể làm mờ trí nhớ nhưng thời gian không thể đưa công lao của Hồ Chủ tịch vào lãng quên. Trái lại Cách mạng tháng Tám - cái ngày ấy lùi dần vào dĩ vãng bao nhiêu thì công lao của Hồ Chủ tịch càng sáng chói bấy nhiêu.