Câu 1. Nêu những nét chính về sự nghiệp văn học của Nam Cao (khoảng 30 dòng).
Câu 2. Phân tích vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1. Học sinh tự giải
Câu 2
Giới thiệu chung về nhân vật Nguyệt
Mảnh trăng cuối rừng là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu, cũng là một trong những thành tựu tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam thòi kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ- ở truyện này, Nguyễn Minh Châu đã xây đựng thành công hình tượng Nguyệt - một nhân vật có vẻ đẹp toàn bích mang tính lí tưởng và đậm chất lãng mạn. Từ đó nhà văn khẳng định, ngợi ca sức mạnh của tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống ở một thế hệ con người Việt Nam ta trong những năm tháng chiến tranh.
1. Cảm nhận về một vẻ đẹp ngoại hình đầy ấn tượng qua bút pháp miêu tả đặc sắc của Nguyễn Minh Châu.
- Nguyễn Minh Châu không miêu tả Nguyệt kĩ lưỡng ngay một lần mà đã thể hiện vẻ đẹp cô gái theo nhiều bước, từ nhiều góc độ, tình huống để làm nổi bật vẻ đẹp lung linh.
- Từ cách trả lời và giọng nói của cô gái ở phần mở đầu truyện mà tạo ấn tượng về sự trẻ trung, tinh nghịch.
- Vẻ đẹp cô gái (từ “đôi gót chân hồng hồng”... đến toàn thân trong đối mắt ngỡ ngàng của Lãm (chú ý nghệ thuật tương phản, so sánh của nhà văn).
- Vẻ đẹp rực rỡ khác thường của Nguyệt dưới ánh trăng và ngay cả trong lúc bị thương.
2. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn đáng khâm phục
- Nguyệt có tình yêu trong sáng và chung thủy, bất chấp thời gian và khói lửa chiến tranh.
- Nguyệt có niềm tin mãnh liệt, bền bỉ đối với người khác (Lãm) và đối với tình yêu đẹp của chính mình.
3. Cảm nhận về tinh thần dũng cảm hi sinh quên mình trong những thử thách chiến trường.
- Nguyệt tự nguyện chấp nhận những thử thách, khó khăn mà lẽ ra cô không còn phải chịu. Câu trả lời “Anh đã cho em đi nhờ xe, lúc khó khăn lại bỏ anh ư ?” chứng tỏ một triết lí sống, một cách ứng xử cao đẹp. Nhìn rộng ra, Nguyệt là cô gái biết quên mình, biết sống vì người khác.
- Hành động nhanh nhẹn, dũng cảm của Nguyệt trong hai tình huống thử thách: lúc chiếc xe vượt ngầm Đá Xanh đang ngập tràn nước lũ và khi gặp máy bay địch oanh tạc. Trong những tác phẩm lãng mạn cách mạng, nhân vật thường được thử thách trong những tình huống gay cấn, giàu kịch tính. Vượt qua những tình huống đó, nhân vật hiện ra rực rỡ, lung linh lạ thường, khiến cho trong lòng Lãm “dấy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục”
4. Hình tượng Nguyệt mang vẻ đẹp rực rỡ, toàn bích qua cảm hứng, bút pháp đậm màu sắc lãng mạn của Nguyễn Minh Châu.
Cảm nhận, ca ngợi vẻ đẹp cô gái, nhà văn đã viết nên nhũng đoạn văn giàu chất thơ (nhất là đoạn miêu tả chiếc xe chạy dưới ánh trăng, vẻ đẹp của cô gái dưới ánh trăng), đã liên tưởng đến những hình ảnh vừa mang tính khái quát cao, vừa giàu tính trữ tình gợi cảm (chẳng hạn hình ảnh sợi chỉ xanh óng ánh xuất hiện hai lần trong truyện ngắn). Hình tượng Nguyệt mang vẻ đẹp của một thế hệ con người Việt Nam ta trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ quyết liệt, hào hùng.
5. Những tác phẩm lãng mạn cách mạng không thoát li cuộc sống nhưng nhấn mạnh vào những mặt đẹp, mặt cao cả, lí tưởng của cuộc sống. Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn cũng được nâng cao, được nhấn mạnh vào vẻ đẹp lí tưởng (Nguyệt). Trong thời kì Đổi mới, Nguyễn Minh Châu lại nghiêng về bút pháp hiện thực tỉnh táo (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành).