Câu 1. Vợ nhặt là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Kim Lân về người nông dân. Anh (chị) hãy :
1. Nêu (ngắn gọn) hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
2. Phân tích cảnh ngộ và diễn biến tâm trạng của nhân vật chính xung quanh sự kiện Vợ nhặt của anh Tràng trong tác phẩm.
Câu 2. Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử :
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thỉu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?”
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1
I - Yêu cầu
Thí sinh cần nói qua hoàn cảnh ra đời và quá trình hình thành truyện ngắn Vợ nhặt, từ đó phản tích cảnh ngộ và diễn biến tâm trạng của các nhân vật chính trong truyện để làm rõ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm (phải diễn dạt trong sáng, rõ ràng).
II - Các ý chính cần có
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân về đề tài người nông dân. Tác phẩm vốn có tiền thân tử tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được tác giả viết ngay sau Cách mạng tháng Tám, lấy bối cảnh nạn đói năm Ất Dậu 1945, nhưng bị bỏ dở. Mãi đến sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả mới có điều kiện trở lại vói cốt truyện này. Tuy nhiên nó chỉ được dựa trên một phần cốt truyện cũ, ban đầu được đặt tên là Nhặt được, về sau, tác giả đổi lại là Vợ nhặt in trong tập Con chó xấu xí (1962).
2. Cảnh ngộ của các nhãn vật chính trong truyện
Khoảnh khắc vào truyện là thời điểm diễn ra nạn đói khủng khiếp 1945. Hình ảnh xóm ngụ cư của Tràng, một trong ba nhân vật chính của truyện, được miêu tả bằng những nét hiện thực : người chết như ngả rạ, mùi xú bốc lên khắp mọi nơi, “một cuộc sống mấp mé bên bờ vực cái chết”.
- Trong tình cảnh đó, Tràng dắt về làng một người đàn bà lạ. Điều đó khiến cho người dân trong cả xóm ngạc nhiên, kể cả Tràng và bà cụ Tứ - mẹ Tràng. Từ đây, cảnh ngộ, thân phận từng nhân vật lộ rõ dần : anh Tràng xấu xí, nhà rết nghèo, dân ngụ cư, vào lúc đói kém nhất, tưởng như không còn khả năng lấy được vợ bỗng nhiên lại có vợ ; bà cụ Tứ, sống gần hết đời người, vẫn nghèo đói, lam lũ, không còn khả năng cưới vợ cho con, nhưng bất ngờ chứng kiến cảnh con trai lấy vợ ; người đàn bà “Vợ nhặt” của anh Tràng không có cả một cái tên, sống lang thang, đang có nguy cơ chết đói, không còn người thân thích, chẳng biết bấu víu vào đâu, may mắn gặp anh Tràng, bất ngờ trở thành vợ anh.
3. Diễn biến tâm trạng của các nhân vật
- Việc anh Tràng lấy vợ đã tác động đến cả ba nhân vật chính trong truyện là anh Tràng, hà cụ Tứ và người vợ anh Tràng. Mỗi nhân vật đều trải qua những diễn biến tâm trạng riêng. Kim Lân miêu tả rất tinh tế quá trình diễn biến đó.
-Anh Tràng : ban đầu đùa cợt, sau đó chậc lưỡi làm liều, khi có vợ thật rồi thì vừa mừng, vừa lo. Tuy nhiên niềm vui vẫn là cơ bản. Một tình cảm mới mẻ đến với anh Tràng, anh thấy yêu thương tất cả mọi người, gắn bó với gia đình, muốn làm một việc gì đó tốt đẹp, quên đi cảnh đói khát đang diễn ra. Từ đầu đến cuối, Tràng đã biến đổi từ người đàn ông vụng về, thô ráp thành con người có trách nhiệm, ý tứ.
Bà cụ Tứ : ban đầu chứng kiến con trai lấy vợ, bà là người ngạc nhiên và lo lắng nhất. Bà không tin vào tai, mắt của mình, bà tủi thân, lẽ ra “người ta dựng vợ, gả chồng cho con là lúc trong nhà án nên làm nổi”, con bà lại lấy vợ vào lúc khó khăn nhất. Nhưng là người phụ nữ nhân hậu, bà cụ Tứ nhanh chóng xua đi nỗi buồn, lấy lai niềm vui. Bà thương cả con trai và con dâu: phải đến cơ sự này người ta mới lấy đến con bà. Bà xăm xắn dọn dẹp nhà cửa, nói chuyện làm ăn, động viên hai đứa con: “ai giàu ba họ, ai khó ba đời...”. Gương mặt bà rạng rỡ hẳn lên. Chính hà đã tác động làm thay đổi không khí chung của cả nhà.
- Người “vợ nhặt”: ban dầu chao chát, táo tợn, vì đói quá mà không cần đến danh dự, ý tứ của người con gái, liều lĩnh theo anh Tràng vào quán bánh đúc, theo anh về nhà. Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với dân xóm “ngụ cư”, chị có vẻ khó chịu, bất cần. Về đến nhà, chứng kiến gia cảnh của anh Tràng và thái độ ban đầu của bà cụ Tứ, chị thất vọng. Nhưng dần dần, nhờ sự ân cần và cách đối xử thân tình của bà cụ Tứ, chị đã trầm tính trở lại, chị trở nên “hiền hậu, đúng mức” có ý thức chăm lo, vun vén cho tổ ấm của mình, yêu thương mọi người.
4. Qua việc thể hiện diễn biến tâm trạng của các nhân vật, Kim Lân muôn khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ. Hoàn cảnh dù có bi đát bao nhiêu, người nông dân vẫn biết thương yêu, đùm bọc nhau, vẫn khát khao, hướng về ánh sáng, hạnh phúc.
Câu 2
I - Yêu cầu
Thí sinh phải hiểu và phân tích được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của khổ thơ, từ đó thấy được tâm trạng và tài năng của tác giả qua việc miêu tả bầu trời sông nước Vĩ Dạ.
II – Những ý chính cần có
1. Giới thiệu bài thơ, khổ thơ
- Đây thôn Vĩ Dạ là hài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử, in trong tập Thơ điên. Bài thơ không chỉ làm rạng danh cho một thi sĩ tài hoa nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh mà còn góp phần tô điểm cho một xứ sở vốn đã nổi tiếng xứ mộng, xứ thơ- xứ Huế.
- Bài thơ gồm 3 khổ : khổ 1 là vẻ đẹp buổi sáng sớm trong một khu vườn thôn Vĩ ; khổ 2: bầu trời sông nước Vĩ Dạ trong tâm trạng buồn và tuyệt vọng của Hàn Mặc Tử ; khổ 3 là nỗi niềm băn khoăn day dứt của nhà thơ về tình người thôn Vĩ (“Ai biết tình ai có đậm đà”).
2. Bình giảng hai câu đầu
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Tiếp theo khổ 1 đặc tả vẻ đẹp trong sáng, thơ mộng của vườn thôn Vĩ buổi sáng sớm, khổ 2 mở rộng ra cảnh bầu tròi, sông nước Vĩ Dạ. Bầu trơi được miêu tả qua hai hình ảnh gió và mây. Gió, mây vốn là bạn đồng hành nhưng nay lại trở nên rời rạc với nhau : gió đi một đằng, mây trôi một nẻo. Ở đây không còn là ngoại cảnh nữa mà là tâm cảnh. Mối tình Hàn Mặc Tử và Hoàng Cúc đã rơi vào cảnh tuyệt vọng (Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong). Vì thế gió thổi một đàng, mây bay một nẻo. Câu “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” rất có thể bắt nguồn từ “đám bắp bến đò cồn nhìn sang Vĩ Dạ” như ông Nguyễn Bá Tín đã viết trong cuốn Hàn Mặc Tử, anh tôi nhưng thực chất là muốn diễn tả nỗi buồn tuyệt vọng, ở một chỗ khác trong cuốn Hàn Mặc Tử trong riêng tư, ông Nguyễn Bá Tín lại giải thích câu “Gió theo lối gió, mây đường mây” là: anh theo Thiên Chúa giáo, em theo Phật giáo “vì thế không lấy được nhau” ! Ông Nguyễn Bá Tín không phải là nhà lí luận văn học nên không thấy được thơ Hàn Mặc Tử chủ yếu là thơ trữ tình hướng nội. Cảnh và người hòa lẫn vào nhau, đường ranh giới rất mong manh và nhiều khi người thơ lấn át cảnh thơ. Trong “Thư gửi Trọng Miên” in trong Thơ Hàn Mặc Tử của Hoàng Diệp (1967), Tử viết : “Thơ bao giờ cũng tại tâm chứ không tại cảnh. Thiên nhiên như hòa lẫn vào những trạng thái cảm xúc của tâm hồn thi sĩ, cảm xúc đó bàng bạc trong mỗi câu thơ và người đọc như bị lạc vào một thế giới mơ hồ huyền ảo của cảm xúc, hương thơm, màu sắc và ánh sáng”.
3. Bình giảng hai câu thơ sau :
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
- Từ hai câu đầu đến hai câu sau, đã có sự vận động về thời gian, cả bài Đây thôn Vĩ. Dạ, thời gian, không gian vận động không ngừng.
- Hai câu thơ miêu tả một đêm trăng trên dòng sông Hương, xứ Huế. Trăng được miêu tả sống động, từ vô hình đến hữu hình, từ xa xôi đến gần gũi, cụ thể. Trăng hiển hiện khắp mọi nơi, sông nước biến thành sông trăng, lung linh huyền ảo.
- Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử đã từng nói đến rất nhiều, rất đa dạng, gắn bó với con người. Trong câu thơ này, trăng như trong mộng, vì thế người cũng như trong mộng. “Thuyền chở trăng” chính là ước mơ “hội ngộ”, “giao duyên” giữa cảnh và người. Hai câu thơ như một niềm ước mơ về hạnh phúc.