Câu 1. Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh viết:
“Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đểu sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói :
“Người, ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
(Văn học 12, tập một, Nxb Giáo dục, 200), tr.57)
Anh (chị) hãy phân tích giá trị nổi bật của đoạn văn trên ở hai phương diện : nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận.
Câu 2. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm :
“Đêm buông xuống dòng sông Đuống
- Con là ai ? - Con ở đâu về ?
Hé một cánh liếp
- Con vào đây bốn phía tường che
Lửa đèn leo lét soi tình mẹ
Khuôn mặt bừng lên như dựng trăng
Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể
Những chuyện muôn đời không nói năng”.
(Văn học 12, tập một, Nxb Giáo dục, 2001, tr.82)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1
1. Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh viết và được Người thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc tại cuộc mít tinh ngày 2 tháng 9 năm 1945 ở Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một tác phẩm chính luận xuất sắc.
Sức thuyết phục của văn nghị luận, chính luận chủ yếu ở cách lặp luận chặt chẽ, ở những lí lẽ đanh thép và nhũng bằng chứng không ai chối cãi được, Đoạn văn mở đầu này đã đặt cơ sở tư tưởng làm nền tảng cho bản Tuyên ngôn Độc lập và cũng là đoạn văn thể hiện nổi bật những đặc điểm đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của tác giả.
2. Phân tích những tư tưởng cơ bản của đoạn văn
- Đoạn văn khẳng định những quyền cơ bản của con người: quyền được sống bình đẳng, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Hồ Chí Minh khẳng định những quyền đó bằng cách dẫn ra hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mĩ và của cách mạng Pháp.
- Từ những quyền thiêng liêng cao quý đó của con người, Hồ Chí Minh nâng lên thành quyền bình đẳng tự do và quyền sung sướng của các dân tộc.
3. Phân tích nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh ở đoạn văn này
Tuyên ngôn độc lập kết cấu theo :
- Định đề
- Phản đề
- Tổng hợp đề
Ở phần định đề phải đưa ra những chân lí có ý nghĩa phổ quát, những chân lí không thể chối cãi được. Hồ Chí Minh đã tạo được cơ sở khách quan cho lập luận của mình bằng cách chọn hai đoạn văn trong hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng. Hai đoạn văn này, theo đánh giá của Người là tương đồng về tư tưởng. Người sắp xếp theo tiến trình thời gian. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ trước, sau đó là bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791, Cách lựa chọn, sắp xếp như vậy có tác dụng nhấn mạnh rằng, những quyền đó của con người là những chân lí khách quan (hỏi được khẳng định ở những thời điểm lịch sử khác nhau, không gian khác nhau, các dân tộc khác nhau). Cả bản Tuyên ngôn Độc lập được đặt trên tư tương nền tảng này.
- Sau khi dẫn lời hai bản Tuyên ngôn khẳng định quyền của con người, Hồ Chí Minh tiến đến khẳng định quyển của các dân tộc. Đây là một bước tiến tự nhiên, khoa học, đồng thời là một đóng góp đáng kể cho lí luận của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
- Nhũng tư tưởng trọng đại đã được Người diễn đạt bằng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu : “suy rộng ra”, “là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được”. Đoạn văn mở đầu rất thích hợp với các đối tượng nghe bản Tuyên ngôn Độc lập và phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
- Đối với nhân dân ta: Cách viết như vậy của Hồ Chí Minh đã nâng cao tầm vóc ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám, củng cố niềm tin rằng sự nghiệp chính nghĩa hợp trào lưu tiến bộ của lịch sử nhất định thắng lợi. Những tư tưởng lớn được thể hiện bằng ngon ngữ ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với đồng bào ta vừa mới thoát khỏi ách nô lệ, dân trí còn thấp.
- Đối với bọn thực dân đế quốc (Anh, Pháp, Mĩ) - những kẻ đang lăm le xâm lược nước ta để đặt ách đô hộ lên đầu lên cổ nhân dân ta thì cách viết đó của Hồ Chí Minh vừa khéo léo vừa kiên quyết. Người biểu lộ sự tôn trọng những tư tưởng cao quý trong các bản Tuyên ngôn nổi tiếng mà bè lũ thực dân, đế quốc ấy hẳn phải biết. Như vậy, Người ngầm ý nhắc nhỏ và cảnh báo bọn thực dần, đế quốc rằng chúng xâm lược nước ta chính là chúng chà đạp lên những tư tưởng tốt đẹp của tổ tiên chúng.
Câu 2
I - Yêu cầu chung
Làm sáng tỏ cái hay của đoạn thơ trên các phương diện : tính chất thiết tha của tình cảm được bộc lộ và sự độc đáo trong nghệ thuật diễn tả.
II. Những ý cơ bản cần có
1. Giới thiệu chung về bài thơ và vị trí của đoạn thơ
- Bên kia sông Đuống là bài thơ xuất sắc của Hoàng cầm và là một thành tựu tiêu biểu của thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ ra đời năm 1948, thể hiện niềm xót xa trước cảnh quê hương bị giày xéo, lòng căm thù giặc sâu sắc và niềm tin tưởng vào ngày non sông sạch bóng quân thù.
- Đoạn thơ yêu cầu bình giảng thuộc phần tập trung nói về sự quật khởi của quê hương. Cảnh được tả ở đây là cảnh tưởng tượng, nhưng là tưởng tượng dựa trên những sự kiện thực tế.
2. Bình giảng
- Đoạn thơ diễn tả cuộc đối thoại sinh động (kể cả đối thoại trong im lặng) giữa người chiến sĩ về giải phóng quê hương với người mẹ vùng địch hậu. Đoạn thơ chứa chan tình cảm yêu thương, vừa nói về “tình mẹ”, vừa thể hiện niềm cảm thông vô hạn của người về đối với những khổ đau không kể xiết mà nhân dân phải gánh chịu.
- Thời điểm đêm buông. Thời kháng chiến, chúng ta “lấy đêm làm ngày”, đêm buông là thời điểm khởi dầu cho những chuẩn bị âm thầm cho ngày mới của đất nước. Câu thơ đầu tiên có âm điệu rất gợi và giàu tính tạo hình, diễn tả cảnh đêm buông rủ nhẹ nhàng. Thủ pháp láy âm (buông, xuống, Đuống) đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật đó.
“ Cách trình bày cảm xúc theo kiểu “kịch” : đây là kiểu trình bày sáng tạo, đưa đến cho độc giả cảm giác đang được trực tiếp can dự vào câu chuyện và tự mình chứng kiến diễn biến của nó. Những câu hỏi của người mẹ vùng địch hậu được nêu ra liên tiếp tạo cho đoạn thơ có nhịp điệu dồn dập, thể hiện đúng niềm mong đợi cháy lòng của nhân dân và những hoạt động khẩn trương của người về.
- Câu thơ “Con vào đây bốn phía tường che” biểu hiện sự đùm bọc của nhân dân đôi vói những người con chiến sĩ. Về vùng địch hậu, họ luôn được sống an toàn giữa lòng dân (bốn phía, che).
“Lửa đèn leo lét soi tình mẹ” : tác giả dựng lên sự đối lập để tô đậm sự ấm áp của tình người giữa hoàn cảnh sống đen tối trong vùng tạm chiếm và cũng là tình cảm của nhân dân nói chung.
Câu thơ “Khuôn mặt bừng lên như dựng trăng” diễn tả khuôn mặt người mẹ rạng rỡ vì niềm vui gặp gỡ bất ngờ. Hai chữ dựng trăng rất sáng tạo. Nó gợi nghĩ đến cảnh trăng lên soi tỏ vạn vật bằng nguồn sáng trong trẻo, thanh khiết (thơ Nguyễn Bính : “Thong thả trăng non dựng cuối làng”).
- Hai câu cuối : Mẹ chỉ lặng im nhưng mái tóc bạc của mẹ thì kể với ta rất nhiều điều. Từ kể rất đắt. Đây không phải là kể bằng lời mà là kể bằng hình ảnh truyền cảm trực tiếp.
3. Đánh giá khái quát
Đây là đoạn thơ thuộc loại đặc sắc của tác phẩm có sự đan cài giữa các yếu tố thực và ảo. Tình cảm của nhân vật trữ tình được phô bày giản dị, tự nhiên nhưng điều đổ không cản trở tác giả viết nên những câu thơ cô đúc, giàu màu sắc tương trưng, giàu sức khơi gợi.